Công nghệ cải tiến, đất nước đang trên đường đổi mới, hiện tại nay có rất nhiều loại thẻ như thẻ ra vào công ty, thẻ nhân viên, thẻ học sinh, thẻ sinh viên, thẻ Sacombank VISA, thẻ ATM, thẻ Vietcombanhk, thẻ TechcomBank thẻ VIB, thẻ AgriBank,...
Và bài viết hôm nay của mình sẽ xoay quanh thẻ ATM đồng thời cũng giới thiệu và giải thích cho các bạn đọc một số chi tiết cụ thể hơn về loại thẻ này.
Giới thiệu ATM và thẻ ATM là gì?
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn đọc một số chi tiết quan trọng về atm và khái niệm về thẻ ATM.
ATM có nghĩa là gì? Thẻ ATM là gì? Sử dụng thẻ atm để làm gì?
Trong tiếng Anh, tiếng Mỹ, Singapore, Ấn độ và một số nước khác thì ATM có hai cách gọi đó là Automated Teller Machine hoặc là Automatic Teller Machine, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "Máy rút tiền tự động".
Ở đất nước Canada, ATM còn có cách gọi khác nữa là Automated Banking Machine, dịch ra tiếng Việt Nam có nghĩa là Máy ngân hàng tự động (tên gọi này hơi khó nghe một tý).
1. Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ thanh toán Quốc tế và Thẻ thanh toán nội địa hoặc cũng có thể là thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng, các thẻ này được dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại v.v. từ máy rút tiền tự động (ATM).
Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ.
2. Thẻ ATM do nơi nào cung cấp?
Thẻ rút/gửi tiền ATM là loại thẻ do các ngân hàng hoặc một số công ty tổ chức tài chính cung cấp, thẻ này có hai dạng đó là thẻ từ và thẻ sử dụng chip để lưu trữ các thông tin quan trọng về thẻ như tên chủ thẻ, số tài khoản, ngày cung cấp, ngày hết hạn sử dụng, v.v.
Trong hai dạng thẻ mà mình đã nêu ở trên, thì loại thẻ từ được người Việt Nam sử dụng nhiều nhất, nhưng loại thẻ này dễ dàng bị kẻ xấu sao chép và không có tính bảo mật cao bằng thẻ gắn chip.
Để có phân biệt được đâu là thẻ chip và đâu là thẻ từ các bạn có thể nhìn ở mặt sau tấm thẻ atm của mình, hoặc là của một người nào đó, nếu đằng sau thẻ có một dãy màu đen thì đó chính là thẻ Từ, còn lại thẻ chip sẽ là loại thẻ có một miếng màu vàng ở đằng sau giống như thẻ sim điện thoại.
Sau đây là hình ảnh về thẻ chíp và thẻ từ, các bạn có thể tham khảo:
Kích thước tiêu chuẩn của thẻ ATM là 85.60 × 53.98 mm, kích thước này được áp dụng cho thẻ thanh toán nội địa và thẻ Quốc tế, có hai loại thẻ ATM phổ biến nhất là thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card, bên cạnh đó còn 1 dạng nữa đó là thẻ trả trước prepaid card.
3. Sử dụng thẻ ATM để làm gì?
Sử dụng thẻ atm các bạn có thể yên tâm để gửi và rút tiền mà không bị người khác trộm cắp (trừ khi bạn không tiết lộ mật khẩu cho người khác biết nha).
Bên cạnh đó bạn còn có thể dùng chiếc thẻ ATM của chính mình để thanh toán hóa đơn qua các máy ATM, rút tiền hoặc là chuyển khoản,...
Đối với các công ty, doanh nghiệp hoặc các cơ quan xí nghiệp thì tiền lương hàng tháng sẽ không cần phải chuyển tiền trực tiếp cho từng nhân viên, công nhân nữa mà thay vào đó là họ sẽ chuyển tiền vào thẻ ATM cho nhanh hơn, làm như vậy giúp các công ty, xí nghiệp rút ngắn được khoảng thời gian làm việc và các công nhân, nhân viên không phải đứng xếp hàng chờ đợi tới tên mình để lấy lương.
Khi làm thẻ ATM, người dùng sẽ được cấp thẻ ATM, tên chủ tài khoản, số tài khoản, mã pin, chi nhánh ngân hàng mà bạn đăng ký làm thẻ,...
Ngoài cách làm thẻ ATM trực tiếp ra, mọi người còn có thể đăng ký làm thẻ atm qua "internet banking" thì bạn sẽ có thêm tên tài khoản, mật khẩu cá nhân để đăng nhập vào vào trang Website của ngân hàng từ đó bạn có thể kiểm tra tiền, kiểm tra số dư trong tài khoản sau khi chuyển khoản hoặc là thanh toán tiền khi mua hàng trực tuyến, v.v.
4. Một số câu hỏi thường gặp về thẻ ATM:
+ Dãy số in nổi, mã số ghi trên thẻ ATM là gì?
Mã số, dãy số in nổi trên thẻ atm là dãy số do ngân hàng đặt ra đối với các loại thẻ dùng để thanh toán nội địa, dãy số này là số thẻ của bạn chứ không phải tài khoản của bạn nên bạn không thể gửi/chuyển tiền vào số tài khoản đã in trên thẻ nha.
Những con số này được tạo ra do một nguyên tắc mà tất cả các ngân hàng đã thống nhất với nhau, nói tóm lại là những mã số ghi trên thẻ này không quan trọng, bạn không cần phải quan tân đến nó trừ khi bạn không mua hàng trực tuyến ở Việt Nam, ngược lại nếu là thẻ Quốc tế thì những con số này ất quan trọng đấy vì vậy bạn phải ghi nhớ nó.
Nếu chưa hiểu rõ mình có thể lấy ví dụ để giải thích chi tiết hơn:
* Nếu bạn mua hàng online ở nước ngoài trên các trang mạng thông qua thẻ quốc tế thì bạn sẽ phải nhập các thông tin quan trọng để thanh toán thẻ như: Tên tài khoản hay là tên chủ thẻ, mã số thẻ, thời hạn hết hạn của thẻ hay còn gọi là Valid thru, số CVV được in ở đằng trước thẻ và một số loại in ở đằng sau thẻ.
Hình ảnh mẫu về vị trí của số CVV được ghi trên thẻ Mastercard và Visa:
* Còn nếu bạn mua hàng ở trong nước thì không cần phải quan tâm tới mã số ghi trên thẻ nha.
+ Mã số PIN thẻ ATM là gì?
Trong tiếng Anh, từ PIN có được viết thành "personal identification number", dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "Mã số nhận dạng cá nhân", mã số này được dùng để nhận dạng cá nhân người dùng, chủ chiếc thẻ do ngân hàng cung cấp cho bạn, sau khi người dùng được phát thẻ thì bạn nên ra cây ATM cho thẻ vào và nhập mã pin được cung cấp lúc đầu sau đó bạn hãy thay đổi mật khẩu cho an toàn.
Tùy thuộc vào một số ngân hàng, mỗi ngân hàng có một mã PIN riêng và có độ dài khác nhau, có một số ngân hàng sử dụng 4 mã pin hoặc cũng có thẻ có một số ngân hàng sử dụng 6 mã pin.
Tuy nhiên người dùng thẻ Atm phải chú ý sau khi thay đổi mã PIN xong thì phải cố gắng nhớ được mã pin mà mình vừa mới thay đổi, nếu như bạn nhập sai mã PIN quá 3 lần thì chiếc thẻ ATM của bạn sẽ bị máy ATM thẻ nuốt chửng cái thẻ atm của bạn luôn, vì vậy bạn cần chú ý, nếu không lúc đó bạn sẽ mất thời gian và công sức đi làm lại thẻ để lấy lại tiền bạc đó nha.
+ Số dư trong tài khoản thẻ atm là gì?
Số dư trong tài khoản ATM là số tiền còn lại trong thẻ, một số ngân hàng yêu cầu sau khi rút hết tiền thì số dư còn lại trong thẻ tối thiểu là 50 nghìn đồng trở lên, có nghĩa là bạn phải để lại trên 50.000 nghìn đồng và không thể nào rút ra được, số tiền này được coi như là tiền đặt cọc, nếu không muốn sử dụng thẻ ATM nữa thì người dùng có thể đến ngân hàng mà bạn đăng ký sử dụng thẻ ATM lúc đầu rồi hủy không sử dụng thẻ nữa và tất nhiên là số dư 50 nghìn đó sẽ được trả lại tận tay cho bạn.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và đọc bài viết của mình, vậy là giờ đây bạn đã hiểu thẻ ATM là gì và cách sử dụng loại thẻ này rồi nha.
Chúc các bạn thành công!